Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm
Sáng 11/10, giá cà phê trong nước tiếp tục giảm 500 đồng/kg, hiện giá cà phê trung bình tại các tỉnh Tây Nguyên về quanh mốc 63.600 đồng/kg.
Cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ngày 11/10 ở mức giá 63.600 đồng/kg (giảm 500 đồng/kg). Tại tỉnh Đắk Nông, cà phê được thu mua với giá 63.800 đồng/kg.
Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 63.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay tại tỉnh Đắk Lắk hôm nay ở huyện Cư M'gar giá cà phê hiện ở mức 63.700 đồng/kg. Còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 63.800 đồng/kg.
Thị trường cà phê thế giới đồng loạt giảm giá
Giá cà phê thế giới lúc 21h00 tối nay (10/10 - theo giờ Việt Nam) tiếp tục xu hướng giảm khi mở cửa phiên 10/10 trên 2 sàn giao dịch quốc tế.
Theo đó, giá cà phê Robusta hợp đồng kỳ hạn giao tháng 11/2023 trên sàn London giảm tiếp 0,47% so với cuối phiên trước, tương đương 11 USD/tần về mức 2.314 USD/tấn. Trên sàn New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12/2023 còn ở mức 144,25 US cent/lb, sau khi giảm 1,23% tương đương 1,80 US cent/lb so với cuối phiên liền trước.
Giá cà phê trong nước trung bình 63.600 đồng/kg
Giá cà phê trong nước tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đến cuối ngày 10/10 dao động trong khoảng 63.200 - 63.800 đồng/kg, giá bán trung bình ở mức 63.600 đồng/kg.
Tại tỉnh Lâm Đồng, giá cà phê nhân xô đang bán ở mức 63.200 đồng/kg. Trong khi đó, giá cà phê đang cao nhất là ở tỉnh Đắk Nông, với mức 63.800 đồng/kg.
Tại một số địa phương khác như ở huyện Cư M'gar; thị xã Buôn Hồ của tỉnh Đắk Lắk giá cà phê cuối ngày 10/10 đang ở mức 63.700 đồng/kg. Hiện giá cà phê tại tỉnh Gia Lai và Kon Tum cùng ở mức 63.600 đồng/kg.
Diễn ra trong 4 ngày (từ 10 - 13/10/2023), Lễ hội cà phê Sơn La nhằm quảng bá, khẳng định vị thế cà phê Sơn La tại thị trường trong và ngoài nước. Điểm nhấn của Lễ hội là Lễ Khai mạc với chủ đề “Arabica Sơn La - Hương vị của núi rừng Tây Bắc” với chương trình nghệ thuật chào mừng đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Sơn La.
Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động khác như: Hội chợ triển lãm “Cà phê Sơn La- Hội nhập và phát triển”; Hội thảo nâng cao chất lượng cà phê Sơn La “Sản xuất cà phê bền vững”. Hội nghị kết nối giao thương sản phẩm cà phê; Trưng bày ảnh đẹp “Cà phê Sơn La - Hành trình tạo nên thương hiệu”; Hội thi nhà nông đua tài; Đêm Gala cà phê; Tổ chức các tour du lịch trải nghiệm, khám phá tour du lịch cà phê...
Sau hơn 30 năm phát triển cây cà phê, Sơn La hiện là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất miền Bắc, với gần 17.000 ha, sản lượng khoảng 30.000 tấn cà phê nhân/năm. Đặc biệt, từ năm 2017, cà phê Sơn La có bước chuyển mình mạnh mẽ khi được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý “Cà phê Sơn La” cho các loại sản phẩm: Cà phê nhân, cà phê hạt rang và cà phê bột; có 1 sản phẩm cà phê đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia năm 2021; trở thành những sản phẩm đặc sản vùng miền, được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao.
Nguồn: VOV