Quay lại

Mười lời khuyên để trở thành chủ doanh nghiệp thành công

(Được tạo bởi Quản trị viên 2 - 09-08-2020)

Trong hai mươi năm qua, một câu hỏi được hỏi nhiều nhất là: chìa khoá thành công của bạn  là gì? Là chủ doanh nghiệp và là một doanh nhân giỏi, tôi đã học được nhiều bài học mà tôi muốn chia sẻ cho bạn. Sau đây là 10 lời khuyên hàng đầu của tôi có thể giúp bạn thành công như một chủ doanh nghiệp:

1. Hãy đam mê công việc bạn đang làm

Công việc mà bạn đang làm nên là một trong những niềm đam mê và niềm vui. Anh trai tôi đã từng nói, nếu bạn làm những gì bạn YÊU…bạn sẽ luôn thành công với nó.

2. Luôn đặt quanh mình những thách thức chứ đừng “hài lòng”

Bạn cần có khả năng lắng nghe từ nhiều phía (cả ưu điểm và nhược điểm) trước khi đưa ra quyết định. Hãy lắng nghe những người đưa ra ý kiến trung thực chứ không phải những người nói những điều mà họ Nghĩ bạn muốn nghe. Bạn cần đánh gia mọi góc độ trước khi đưa ra quyết định. Bạn cần mọi người tranh luận với bạn và yêu thích việc luôn tranh luận. Việc ấy giúp mọi người luôn tư duy tích cực và các cuộc họp trở nên sôi động và thú vị.

3. Đánh giá cao nhân viên

Nhân viên của bạn có thể giúp công ty bạn phát triển hoặc phá vỡ công ty bạn. Nhiều chủ doanh nghiệp cho rằng tôi là hỏng nhân viên. Thực tế, nếu không có nhân viên, chúng ta không thể duy trì vị thế hiện tại. Là một chủ doanh nghiệp như một người lái tàu và nhân sự chính là người cung cấp “hơi nước” cho động cơ lên dốc. Cho đến nay tôi luôn tìm kiếm những viên kim cương thô quí giá từ các bạn nhân viên.

4. Luôn xem xét quan điểm của khách hàng

Việc xem xét mọi việc dưới quan điểm khách hàng luôn quan trọng, từ các chương trình khuyến mãi đến việc giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc này không phải chỉ vì quan điểm “khách hàng luôn đúng” mà còn giúp bạn đặt mình trong vị trí khách hàng, ứng xử với họ như họ mong muốn khi bạn đặt mình vào vị trí người khách hàng để hiểu quan điểm của họ.

5. Tạo những giá trị cho nhà cung ứng của mình

Bất kể làm kinh doanh trong ngành nào, điều quan trọng là thiết lập được gắn kết với các đối tác cung ứng cho bạn. Hãy luôn nhớ cả 2 bên đều cần có nhau.  Hãy “trò chuyện” cùng họ chứ không chỉ email hay nhắn tin. Trong những lúc nhóm nối kết, họ sẽ có thể giúp đỡ lẫn nhau.

6. Đánh gía cao đối thủ cạnh tranh

Có vẻ kỳ lạ khi nói rằng hãy đánh giá cao đối thủ cạnh tranh. Nhưng chính đối thủ cạnh tranh giúp chúng ta luôn thách thức  và truyền cảm hứng cho bạn làm tốt hơn mỗi ngày. Nhiều đối thủ cạnh tranh ngày nay coi nhau nhu bạn bè của mình và thành lập một “liên minh” mạnh mẽ với mục tiêu chung là giữ đạo đức ngành hàng của mình đi đúng hướng. Các đối thủ thường có cùng một vấn đề và sẽ thực sự tạo sức mạnh dựa vào số đông.

7. Có chiến lược rút lui

Vào một thời điểm nào đó, bạn nhận ra rằng đến lúc nên sang nhượng lại công ty hoặc chuyển quyền kinh doanh cho nguời thân. Hãy lên kế hoạch giai đoạn kế tiếp cho tổ chức của bạn. Bạn cần nhận ra rằng khi thời điểm đến, bạn cần bảo vệ “thành quả” của mình và tối đa hoá những nỗ lực của bạn trong thời gian qua. Chẳng hạn,  2 năm trước tôi đã bán quyền kiểm soát đối với công ty Crucon với giá trị 2 tỷ đô và thành lập công ty SLC Group Holdings trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn cho các doanh nghiệp trẻ khởi nghiệp, giúp họ hiện thực hoá giấc mơ của mình.

8. Xây dựng hệ thống hỗ trợ

Mỗi người đều cần có một “hệ thống hỗ trợ” vì có lúc bạn không tìm ra lối đi. Khi có việc những việc bất ngờ xảy đến, cần có ai đó tạo lại cho bạn tư tin mới. Chẳng hạn Công ty SLC Group Holdings không thể có được những thành quả hiện tại nếu không có sự hỗ trợ và niềm tin vững chắc của tập thể 22 thành viên gặp nhau và cùng chia sẻ mỗi ngày. Trong đó cần kể đến cả những người thân yêu quanh mình.

9. Tự đứng lên khi bạn ngã

Hãy tận dụng “hệ thống hỗ trợ”  cho bạn như vừa nhắc mục trên. Khi có những sai lầm, tất cả cùng làm lại. Đừng đổ lỗi cho người khác. Họ cũng là bạn. Đứng lên nhanh chóng từ những sai lầm và xem đó là bài học giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, khôn ngoan hơn trong các quyết định trong tương lai.

10.  Hãy trao trả lại cho cộng đồng khi bạn có thể

Sẽ rất khó khăn thời kỳ đầu bạn quyên góp cho các tổ chức từ thiện hoặc tình nguyện trong cộng đồng vì khi ấy bạn không có tiền hoặc thời gian, nhưng một khi bạn có điều kiện hơn, thì tham gia thiện nguyện vì đây là một công việc quan trọng. Doanh nghiệp vốn là trụ cột cho các hoạt động cộng đồng. Hãy đóng góp cho cộng đồng khi có thể. Việc này mang đến cho bạn những nhân viên mới và giữ lại được nhân viên cũ vì họ tự hào về nơi mình làm việc. Nhân viên luôn là nguời bạn sẽ cần họ hỗ trợ bất cứ khi nào.